Các triệu chứng ban đầu của bệnh động mạch vành nhiều khi rất mơ hồ, thường là bằng những cảm giác nặng ngực hay cơn đau thắt ngực bên trái. Trong chuyên môn còn gọi là cơn đau thắt ngực không ổn định. Cơn đau thường xuất hiện khi xúc động, gắng sức và thường xuất hiện vào buổi sáng. Có thể kèm theo tăng huyết áp gây nhức đầu, chóng mặt, cảm giác khó thở.

Tần suất các cơn đau ngày càng tăng và cường độ cơn đau càng ngày càng nặng và có thể đưa đến nhồi máu cơ tim cấp nếu không được cải thiện đúng và kịp thời. Tỉ lệ tử vong trong nhồi máu cơ tim cấp khá cao, nhất là trong hoàn cảnh khả năng cấp cứu về tim mạch của nhiều bệnh viện ở Việt Nam còn nhiều hạn chế do thiếu nhân lực, trang thiết bị và việc vận chuyển bệnh nhân từ nơi ở đến bệnh viện cấp cứu còn nhiều trở ngại.

Có  rất nhiều các nguyên nhân khác nhau dẫn đến mắc bệnh về tim mạch, một trong số đó có thể là do thói quen sinh hoạt hằng ngày của bạn như: chế độ ăn uống, hút thuốc lá, các bệnh lý nằm trong hội chứng chuyển hóa như béo phì, đái tháo đường. Đặc biệt, rối loạn mỡ máu được xác định là yếu tố hàng đầu dẫn đến tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. Trong máu có nhiều loại mỡ, trong đó chiếm 60-70% là cholesterol. Dư thừa cholesterol trong máu là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa và dần dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim. Đặc biệt, khi cả cholesterol và triglyceride cùng gia tăng thì nguy cơ này cao hơn gấp nhiều lần và thúc đẩy nhanh hơn quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng gây thiếu máu cơ tim, nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim.

Theo các nhà chuyên môn, để chẩn đoán chính xác bệnh động mạch vành, các đánh giá cơ bản bao gồm: Điện tâm đồ, liệu pháp gắng sức, chụp mạch vành, chụp mạch CT cắt lớp đa lớp. Độ chính xác của việc chiếu chụp để phát hiện bệnh động mạch vành là tới trên 90%.

Các chuyên gia tim mạch cho rằng, các bệnh nhân bị bệnh động mạch vành có thể được cải thiện bằng thuốc đơn thuần hoặc có thể kết hợp cùng các thủ thuật can thiệp y học.

Giảm mỡ máu - 53

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý mạch vành

Thông thường, thuốc được dùng để cải thiện bệnh hẹp động mạch vành và kiểm soát các nguy cơ gây bệnh động mạch vành như huyết áp và cholesterol cao, đồng thời nó cũng có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ và kéo dài sự sống.

Các thuốc cải thiện thường bao gồm: chất chống tiểu cầu có tác dụng phòng ngừa cục huyết khối, chất khóa beta làm giảm nhịp tim và từ đó giảm lượng oxy cần thiết cung cấp cho cơ tim, nitrates giúp mở động mạch tim, statins có tác dụng làm giảm lượng cholesterol, chất ức chế ACE (làm giảm áp lực máu và co thắt).

Đối với một số trường hợp, thủ thuật đơn giản là đặt ống thông mạch tim được tiến hành từ cánh tay hoặc cẳng chân giúp cải thiện lượng máu lưu thông.

Một khi đã mắc bệnh mạch vành, các biến chứng thường rất nặng nề, các phương pháp khắc phục cũng khá phức tạp và tốn kém. Bởi vậy vấn đề thiết yếu là làm sao kiểm soát mỡ máu, điều hòa cholesterol ở mức cần thiết có lợi để duy trì sức khỏe, ngăn chặn các biến chứng tim mạch. Hiện nay, các nhà khoa học Mỹ đã tinh chiết thành công tinh chất GDL-5 có nguồn gốc từ phấn mía Nam Mỹ, giúp điều hòa cholesterol, kiểm soát mỡ máu hiệu quả và an toàn.

GDL-5 có trong FAZ giúp điều hòa men HMG-CoA, làm giảm sự tổng hợp và gia tăng thoái giáng men này, từ đó làm giảm sự tổng hợp Cholesterol. Cơ chế này an toàn vì không ức chế trực tiếp lên men HMG-CoA, hoạt hóa các thụ thể LDC-c trên màng tế bào, làm tăng gắn kết các LDL-c vào các thụ thể (receptor), cải thiện việc vận chuyển LDL-c vào trong tế bào và thúc đẩy sự chuyển hoá Cholesterol giúp tế bào sử dụng Cholesterol hiệu quả. Qua đó, GDL-5 làm giảm đáng kể số lượng LDC-c, đồng thời tăng hoạt động của HDL-c trong máu. Đây là cơ chế quan trọng giúp điều hòa các thành phần mỡ máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng khuyên mọi người nên chủ động xây dựng và cải thiện lối sống theo hướng tích cực để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cần tăng cường vận động thể lực, có chế độ ăn kiêng hợp lý, kiểm soát cân nặng, từ bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu và tránh căng thẳng thần kinh.

N.T