Xương chắc khỏe - 62

Vôi cột sống gây đau nhức, giảm sự dẻo dai, linh hoạt của cột sống

Vì sao cột sống bị vôi hóa?

Vôi hóa cột sống là một trong những bệnh lý liên quan đến sự biến đổi cấu trúc của cột sống do sự lắng tụ canxi trên các dây chằng bám vào thân cột sống hay các mấu gai, mấu ngang của cột sống, nhưng nguyên nhân sâu xa là do bệnh thoái hóa cột sống gây ra, đặc trưng bởi tổn thương sụn và xương dưới sụn do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, tác động cộng hưởng với các yếu tố gây tổn thương cho cột sống như lao động nặng, thói quen đứng lâu, ngồi nhiều,..

Bệnh phổ biến ở người trung niên, cao tuổi nhưng tỉ lệ nam giới mắc bệnh vôi hóa cột sống cao hơn phụ nữ do họ thường xuyên lao động nặng. Tuy nhiên, phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh cũng dễ bị vôi cột sống. Ngoài ra, những người lao động tay chân thường xuyên khuân vác nặng, hoặc những người bị thừa cân, béo phì làm gia tăng áp lực lên xương khớp, khiến cột sống nhanh chóng bị thoái hóa cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh vôi cột sống. Ở những người trẻ, thói quen ngồi nhiều, lười vận động làm ảnh hưởng xấu đến quá trình lưu thông máu nuôi dưỡng các khớp. Đặc biệt, cơ thể thiếu dưỡng chất chuyên biệt dành cho xương khớp làm các tế bào sụn bị mòn, bong tróc đồng thời xương dưới sụn bị xốp và yếu đi, là những tác nhân thúc đẩy sự hình thành và phát triển bệnh.

Những cơn đau đi kèm

Tùy theo vị trí cột sống bị tổn thương mà người bệnh vôi cột sống có những cơn đau khác nhau. Cơn đau xuất hiện ở cổ (vôi cột sống cổ) và có thể lan truyền xuống bả vai, cả cánh tay, bàn tay nếu chèn ép dây thần kinh liên chi. Nếu bị vôi cột sống thắt lưng, người bệnh có cảm giác đau lưng, lan xuống cả hông, đùi, thậm chí có thể gây tê bì bàn tay, bàn chân. Bệnh vôi cột sống nếu để lâu không được cải thiện có thể dẫn đến teo cơ. Điều đáng nói là các triệu chứng của bệnh cứ tăng dần mức độ hoặc lặp đi lặp lại dai dẳng khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, giảm hiệu suất lao động và chất lượng cuộc sống.

Xương chắc khỏe - 66

 Chăm sóc sụn và xương dưới sụn giúp ngăn ngừa vôi hóa cột sống

Kiểm soát bệnh vôi hóa cột sống

Vôi hóa cột sống là hậu quả của bệnh thoái hóa cột sống. Bệnh có thể được kiểm soát bằng cách hạn chế các tư thế xấu trong lao động, sinh hoạt như tránh mang vác quá sức; giảm các tác động mạnh, đột ngột, sai tư thế, không đứng hay ngồi lâu ở một tư thế để giảm áp lực lên cột sống. Người bệnh được khuyên nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh thừa cân, béo phì đồng thời tăng cường các hoạt động thể chất, vừa sức thông qua các bộ môn như đi bộ, yoga, khiêu vũ, bơi lội, đạp xe đạp… để tăng cường khả năng lưu thông máu đến nuôi dưỡng các khớp, tránh tình trạng co cứng cơ. Đặc biệt,việc chủ động bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt dành cho xương khớp như tinh chất PEPTAN để giúp bảo vệ, nuôi dưỡng tái tạo sụn và xương dưới sụn là rất cần thiết để làm chậm quá trình thoái hóa, ngăn ngừa bệnh vôi cột sống tiến triển, kéo dài tuổi thọ hệ vận động.

Nhật Vy